Lịch sử Kỵ_xạ

Trong lịch sử có nhiều dân tộc được sử dụng các chiến binh cưỡi ngựa bắn cung để trở thành một lực lượng quân sự chủ lực và là cú đấm quyết định trong các trận chiến như người Nguyệt Chi, người Scythia, Sarmatians, Parthia, người Ba Tư, Sassanids, người Hung (hay Hung Nô), người Hồ, người Khiết Đan, Tây Hạ, người Khương, người Nữ Chân (và sau này là Mãn Châu) người Cumans, Kipchaks, Magyars, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Rajputs, chiến binh Hồi giáo Ả rập, người da đỏ Comanches....

Kỵ xạ cũng đã được du nhập và áp dụng trong quân đội, đặc biệt là quân đội phong kiến Trung QuốcLa Mã đều du nhập và huấn luyện việc bắn cung ngựa. Riêng người Trung Quốc du nhập loại hình xạ kỵ này từ thời Triệu Vũ Linh Vương với cuộc cải cách "Hồ phục kỵ xạ". Một số quân đội đã có những binh chủng chuyên cưỡi ngựa bắn cung như quân đội Mông Cổ, Bát Kỳ của nhà Thanh, hay Hoắc gia quân của nhà Hán.... Cưỡi ngựa bắn cung dần trở thành chuyên nghiệp trong quân đội thời đó (nghề cung ngựa) và cũng là một nôi dung thi tuyển, huấn luyện quân đội. Cưỡi ngựa bắn cung cũng đặc biệt vinh danh trong truyền thống võ sĩ đạo của Nhật Bản được gọi là Yabusame. Ngựa bắn cung chưa bao giờ được sử dụng rộng rãi ở phía nam sa mạc Sahara ở châu Phi, nơi mà các hệ sinh thái không phù hợp cho ngựa sinh sống.